Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Bắt “bệnh” hay gặp ở người dùng máy tính

Một số lời khuyên để tránh hội chứng thị lực máy tính, hội chứng đau ống cổ tay, trầm cảm hoặc chứng nghiện máy tính do dùng máy tính thường xuyên, không đúng cách. 

Hội chứng thị lực máy tính (CVS) 
Chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định việc sử dụng máy tính thường xuyên đe doạ đến sức khoẻ mắt hay gây ra tổn thương thị lực lâu dài. CVS là một tập hợp các vấn đề với mắt và thị lực liên quan đến việc sử dụng máy tính. Các triệu chứng của CVS gồm mệt mỏi, đau đầu, khô mắt, căng mắt, thị lực mờ, đau cổ, đau gáy, cảm nhận màu bị thay đổi, hoa mắt. Những người dùng máy tính hơn 2 giờ mỗi ngày có thể phát triển CVS. Những yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra CVS gồm ánh sáng kém, khoảng cách nhìn quá gần, độ tương phản của màn hình kém, ánh sáng chói, sắp xếp máy tính không hợp lý. Ngoài ra, những người bị các vấn đề như thiểu năng thị lực hai mắt (khả năng tập trung đồng thời hai mắt trên một vật), khó tập trung cũng dễ bị CVS hơn. 

Nghiện Internet hoặc máy tính 

Từ khoảng giữa thập kỷ 90, giới y học bắt đầu nghe đến khái niệm mới mẻ là nghiện internet. Ban đầu, khái niệm này gặp nhiều chỉ trích, thế nhưng giờ đây nghiện internet đã trở nên rõ ràng khi máy tính và mạng Internet dần trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, và thời gian mọi người kết nối mạng ngày càng dài ra. Đây là vấn đề rất giống với chứng “nghiện” mua sắm và say cờ bạc. Các triệu chứng của nghiện máy tính cũng khá đặc biệt, người nghiện thường có cảm giác tự tin hoặc thoải mái khi sử dụng máy tính, mất khả năng kiểm soát việc sử dụng máy tính và có xu hướng dùng trong thời gian dài hơn, lơ là quan hệ bạn bè và gia đình, có cảm giác trống rỗng, trầm cảm hoặc dễ cáu gắt khi không sử dụng máy tính. 

Hội chứng đau ống cổ tay (CTS) 
Việc kích chuột và gõ phím đòi hỏi cổ tay, các ngón tay hoạt động liên tục và lặp đi lặp lại khiến cho các cơ, gân và dây chằng ở cổ tay dễ bị căng, sưng và thậm chí có thể bị rách nhỏ. Khi các cơ, gân và dây chằng ở cổ tay bị sưng sẽ ép dây thần kinh chạy qua ống cổ tay, gây ra CTS. Triệu chứng phổ biến nhất của CTS là đau cổ tay, cảm giác nhói, tê ở vùng cổ tay. Việc điều trị CTS thông thường đòi hỏi mất nhiều thời gian, tuỳ theo tình trạng bệnh. 

Các chấn thương do các hoạt động lặp (RSI) 
RSI xảy ra khi các hoạt động lặp (kích chuột và nhấn phím) gây tổn thương các dây chằng, gân, dây thần kinh, cơ và các mô mềm. Nguy cơ bị RSI sẽ tăng nếu thường xuyên sử dụng máy tính lâu, các kỹ năng gõ phím không đúng, tư thế ngồi và vị trí cơ thể không hợp lý. Thiếu nghỉ ngơi trong khi làm việc với máy tính cũng có thể dẫn đến RSI. Người bị RSI có cảm giác thiếu linh hoạt ở bàn tay, cổ tay, các ngón tay, khuỷu tay và cẳng tay. Sự phối hợp giữa hai tay, các ngón tay cũng không được linh hoạt như bình thường. Thậm chí, người bị RSI có thể thấy đau ở vai, gáy, và cổ. 

Trầm cảm 

Một nghiên cứu gần đây phát hiện thấy có mối liên hệ giữa việc sử dụng máy tính truy cập mạng internet và bệnh trầm cảm. Nghiên cứu này cho rằng những người sử dụng internet nhiều ảnh hưởng đến giao lưu xã hội, điều đó khiến họ cảm thấy bị cô đơn và trầm cảm. 

Một số lời khuyên cách phòng ngừa 
Nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khoẻ của việc sử dụng máy tính có thể giảm thiểu hoặc tránh được nếu biết cách. 

Màn hình: Màn hình máy tính cần đặt thẳng hướng với tầm mắt để tránh phải xoay đầu khi sử dụng. Màn hình nên đặt cách xa mắt khoảng 40-50cm, chiều cao của màn hình ở dưới tầm mắt khoảng 10cm là hợp lý. Độ phân giải, độ sáng và độ tương phản của màn hình nên điều chỉnh sao cho các ký tự hiện rõ trên màn hình, để hạn chế mỏi mắt. Tốc độ làm tươi (refresh) của màn hình nên đặt ở mức tối thiểu là 60Hz để hạn chế loè màn hình. 

Bàn phím: Không nên nhấn phím mạnh, tránh gập cổ tay khi gõ, và cố gắng sử dụng cả hai tay khi gõ những phím kết hợp. Bàn phím nên đặt gần ngang bằng với khuỷu tay khi gõ và không nên đặt tay và cổ tay lên bàn phím khi gõ. Khi gõ phím, nên để vai thả lỏng để tránh mỏi vai và đau lưng. 

Chuột: Chuột nên đặt ở vị trí sao cho tay dễ với tới, để cho vai và cánh tay có thể thả lỏng gần với cơ thể khi điều khiển. Sử dụng lực nhẹ khi kích hay kéo thả chuột. Kiểm tra các thiết lập của chuột như tốc độ kích để tìm được tốc độ bạn cảm thấy thoải mái. Nếu thường xuyên cuốn những trang web dài, nên dùng bánh xe ở trên chuột để cuộn trang web. Sử dụng miếng di chuột có bề mặt nhẵn để dễ dàng điều khiển chính xác. 

Tư thế: Cố gắng để đầu ở tư thế thả lỏng, thoải mái khi sử dụng máy tính bởi vì trong quá trình sử dụng nhiều người có thói quen cúi sát dần vào màn hình mà không biết, điều đó dễ gây ra đau gáy. Tốt nhất là nên chọn loại ghế xoay, có điểm tựa để tránh căng cơ lưng, nguyên nhân gây ra đau lưng vơi nhiều người dùng máy tính. Tư thế ngồi hợp lý có thể làm giảm căng thẳng cho các cơ và dây chằng. 

Thể dục. Thường xuyên nghỉ ngơi, cõ duỗi chân tay, vai và cổ hoặc chuyển sang làm việc khác sau khoảng 1 giờ làm việc trước máy tính. Nên khởi động các cơ cổ và lưng trước khi bắt đầu làm việc hoặc là vào buổi sáng, điều đó giúp bạn duy trì tư thế ngồi hợp lý khi làm việc với máy tính. 

Thị lực: Người dùng máy tính thường xuyên cũng nên đều đặn khám mắt và dùng thuốc rửa mắt để tránh khô mắt. Tăng cỡ font chữ, giảm chói bằng cách dùng kính chắn chống chói và tránh để các nguồn sáng từ bên ngoài (ánh điện, cửa sổ) chiếu thẳng vào màn hình. Giảm bớt ánh sáng trong phòng bằng cách tắt bớt đèn. Sau khoảng 20 phút, nhìn ra khỏi màn hình máy tính khoảng vài giây để đỡ mỏi mắt. 

Nhiệt độ phòng: để nhiệt độ phòng ở mức thoải mái, âm thanh cũng nên giữ ở mức không ảnh hưởng đến sự tập trung. Để hạn chế tiếp xúc với từ trường, nên đặt các máy tính cách xa nhau khoảng 1,2 mét; đặt máy in, máy photo và các thiết ngoại vi kết nối với máy tính cách xa khu vực để máy tính tối thiểu là trên 1,5 mét. 

Nói chung, các vấn đề sức khoẻ liên quan đến máy tính ngày càng trở nên phổ biến theo những tiến bộ công nghệ. Việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa là cần thiết, nếu không máy tính sẽ không còn làm cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn.

Tự khắc phục sự cố máy vi tính

Nếu chẳng may máy tính rơi vào tình trạng bo mạch chủ "bốc cháy", đĩa cứng ngừng quay, hệ điều hành "ngã quỵ” hay phần mềm gián điệp và virus "thao túng" mọi hoạt động của hệ thống... đừng vội cầu cứu bộ phận hỗ trợ kỹ thuật hay đưa máy tính ra "bệnh viện", hãy tham khảo bài viết bên dưới vì biết đâu bạn sẽ tìm ra được "bí kíp" để hóa giải điều phiền toái đang gặp phải.

MÁY TÍNH KHÔNG KHỞI ĐỘNG
• Hình như có tiếng động kỳ lạ nào đó phát ra từ máy tính? Một vài âm thanh có thể là điềm báo trục trặc nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ đĩa cứng của mình đang hoạt động trong trạng thái "nhảy cò cò”, biện pháp an toàn nhất là tắt máy tính ngay lập tức. Để xác định xem đĩa cứng có phải là nguyên nhân phát ra các âm thanh trên hay không, bạn cần tháo cáp nguồn của ổ đĩa này trước khi bật lại máy tính.

Nếu thủ phạm chính là đĩa cứng, bước kế tiếp bạn cần thực hiện là tải về một tiện ích có khả năng đọc được các mã chẩn đoán SMART (Self-Monitoring Analysist and Reporting Technology). Dữ liệu SMART có thể cho bạn biết chính xác hỏng hóc. Hãy tìm tiện ích này từ website của hãng sản xuất đĩa cứng mà bạn đang sử dụng, tham khảo www.ariolic.com/activesmart/low-level-format.html để có thêm thông tin chi tiết.

• Tại sao tiếng ồn vẫn tồn tại ngay cả khi đã ngắt nguồn của đĩa cứng? Đến lúc này, dù công việc sẽ khó khăn hơn do mọi thứ trở nên "mơ hồ" nhưng chí ít bạn cũng có thể an tâm rằng dữ liệu vẫn được an toàn. Khi ấy, một biện pháp "bình dân" nhưng hiệu quả để tìm ra trục trặc là sử dụng một ống nghe bằng giấy: bạn hãy đặt một đầu vào tai, đầu còn lại đặt vào thành phần nghi ngờ phát ra tiếng ồn và chăm chú lắng nghe.

• Liệu nguyên nhân có phải do quạt làm mát? Nếu bạn lo ngại về những tiếng động bất thường phát ra từ quạt làm mát, hãy sử dụng công cụ miễn phí SpeedFan để xác định xem có phải quạt làm mát gắn trên bo mạch chủ quay quá chậm hay không. Vài thành phần trên bo mạch chủ có thể "bốc cháy" nếu chúng không được làm mát hiệu quả. Đừng tiếc tiền, hãy nhanh chóng thay quạt làm mát mới vì chi phí sẽ ít hơn rất nhiều so với việc phải thay CPU hay bo mạch chủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tiện ích CPUCool để theo dõi "nhiệt độ” của hệ thống.
GIÁM SÁT TỐC ĐỘ QUẠT LÀM MÁT
Nếu bạn nghi ngờ quạt làm mát hay đĩa cứng gặp sự cố, hãy thử sử dụng tiện ích SpeedFan. Ngoài khả năng theo dõi tốc độ của quạt (trong hầu hết máy tính, tốc độ quạt sẽ đạt từ 1.000 đến 4.000 vòng quay/phút), SpeedFan còn có thể phân tích dữ liệu SMART của đĩa cứng, nhờ thế bạn có thể tìm ra nguyên nhân hỏng hóc.
• Tiếng "bíp" gì vậy? Nếu nghe thấy những tiếng bíp kéo dài không bình thường (hay vài tiếng bíp cùng lúc) khi vừa khởi động máy tính, thì có thể hệ thống đang cố thông báo cho bạn biết một điều gì đó – và thường là tin xấu. Trong khi tiếng bíp ngắn thường xuất hiện ngay trước quá trình khởi động máy sẽ thông báo mọi thứ đã "sẵn sàng" thì những âm thanh báo lỗi lại không tuân theo một quy định nào: chúng có thể khác nhau tùy vào hãng sản xuất BIOS và thỉnh thoảng còn được thay đổi bởi các nhà sản xuất bo mạch chủ. Bạn cần phải tra cứu ý nghĩa của từng tiếng bíp, bằng cách tham khảo tài liệu đi kèm hay trên website của hãng sản xuất. Ví dụ, với máy Dell Dimension XPS Dxxx, một tiếng bíp ngắt quãng và theo sau đó là 2 tiếng bíp khác thông báo card đồ họa gặp sự cố (có thể chưa được gắn đúng vị trí chẳng hạn).

Nếu không tìm thấy thông tin cần thiết tại website của hãng sản xuất, bạn hãy tham khảo BIOS Central (www.bioscentral.com) để xem danh sách và ý nghĩa của từng tiếng bíp được sắp xếp thứ tự theo tên hãng sản xuất BIOS. Ngoài ra, một vài nhà sản xuất (trong đó có Dell) đặt các đèn chẩn đoán ở mặt sau thùng máy, qua đó có thể báo cáo chi tiết hơn những trục trặc đang xảy ra. Chúng có thể khác nhau tùy vào cách thiết kế hệ thống nhưng đèn vàng luôn báo hiệu những triệu chứng không tốt. Một lần nữa, hãy tham khảo website hãng sản xuất để có được câu trả lời chính xác nhất.

• Trục trặc thiết bị phần cứng có thể ngăn cản quá trình khởi động không? Nếu bạn trang bị thêm thiết bị phần cứng (gắn trong) mới, như bộ nhớ chẳng hạn, thì bạn cần kiểm tra xem chúng có được lắp đúng vị trí không, hay có xảy ra hiện tượng "lỏng" kết nối ở thiết bị này hay cáp nối không, cũng có thể thiết bị đó bị hỏng hoặc không tương thích với máy tính.

Hãy bắt đầu bằng cách tắt máy và ngắt nguồn điện, tiếp đất cơ thể bằng cách chạm tay vào một thành phần bằng kim loại bên ngoài vỏ máy, sau đó tiến hành mở thùng ra. Bạn cần kiểm tra tất cả dây cáp có được nối chính xác không và đảm bảo bộ nhớ RAM, các card gắn trong được lắp đúng chỗ. Nếu cần thiết, bạn hãy ấn tay dọc theo chiều dài của thanh RAM, hoặc cũng có thể tháo thanh RAM đó ra và sau đó gắn chúng trở lại. Khi đã thực hiện xong, nối lại các cáp nối và khởi động lại máy tính.

Thậm chí nếu thanh RAM được gắn đúng vị trí thì bộ nhớ hệ thống cũng có thể là nguyên nhân trục trặc – do thanh RAM bị hỏng. Hãy sử dụng công cụ miễn phí Memtest86 (www.memtest86.com) tạo một đĩa CD khởi động để kiểm tra các hỏng hóc trên bộ nhớ. Công cụ này thực hiện các kiểm tra chi tiết (và có thể phát hiện nhiều trục trặc mà quá trình kiểm tra BIOS đơn giản thường bỏ sót).

Trong một số ít trường hợp, máy tính không thể khởi động vì xảy ra sự "xung đột" giữa một thiết bị phần cứng mới và các thành phần còn lại trong hệ thống; hay chỉ đơn giản do thiết bị này không hoạt động. Việc này thường xảy ra với các máy tính "đời cũ” cũng như với hầu hết việc nâng cấp. Để kiểm tra tình trạng này, hãy gỡ thiết bị mới ra và gắn trở lại thiết bị cũ. Nếu máy tính vẫn khởi động tốt, nghĩa là bạn gặp rắc rối với thiết bị mới. Hãy liên hệ với nhà sản xuất để có được những trợ giúp cần thiết.

Thỉnh thoảng, máy tính có thể phát ra âm thanh khởi động bình thường (xảy ra khi Windows tải màn hình nền) nhưng bạn vẫn không thấy gì trên màn hình. Đó là báo hiệu cho cả card đồ họa và màn hình. Trước hết, hãy kiểm tra cáp nối màn hình có bị lỏng hay đứt không, hay các chân (pin) của card đồ họa có được cắm chặt không? Nếu mọi thứ vẫn bình thường, hãy nối màn hình này với một máy tính khác để kiểm tra. Nếu màn hình này vẫn hiển thị tốt, bạn cần tìm một màn hình tốt khác để kiểm tra lại máy tính nghi ngờ trước đó. Nếu màn hình tiếp tục "tối om" thì bạn có thể chắc chắn card đồ họa gặp sự cố hay xảy ra hiện tượng lỏng kết nối bên trong máy. Khi đó, hãy tắt điện máy tính, mở thùng máy ra và kiểm tra vị trí của card đồ họa. (Nếu sử dụng card đồ họa tích hợp và nó đang gặp sự cố, bạn cần thay mới bo mạch chủ).

CẤM BSOD KHỞI ĐỘNG LẠI
Hãy khỏi động máy tính ở chế độ Safe Mode (ấn phím <F8> ngay sau khi quá trình khởi động BIOS và chọn Safe Mode từ trình đơn). Nhấn phải chuột lên biểu tượng My Computer, chọn Properties, nhấn vào thẻ Advanced và chọn nút Settings bên dưới mục Startup and Recovery. Sau đó, bỏ đánh dấu mục Automatically restart và nhấn OK để kết thúc.

• Thông báo xuất hiện trên màn hình và máy tính ngưng khởi động? Nếu màn hình khởi động của máy tính xuất hiện một thông báo lỗi – hay còn được gọi là thông báo BIOS Power-On Self Test, hay POST – thì bạn có thể tra cứu ý nghĩa trong tài liệu hướng dẫn đi kèm bo mạch chủ hay trên website http://www.bioscentral.com/

Nếu thấy thông báo lỗi "Non-System disk ..." ("Không phải đĩa khởi động ...") và hiện không có đĩa nào trong ổ đĩa mềm, bạn hãy tháo bất kỳ đĩa cứng nào gắn ngoài và lấy đĩa CD ra khỏi ổ đĩa, sau đó khởi động lại máy tính. Nếu trục trặc vẫn tiếp diễn, có lẽ sector khởi động hay partition khởi động của đĩa cứng bị hỏng. Tiện ích Partition Table Doctor 3 (39 USD, www.ptdd.com) có thể tạo lại bảng partition (phân vùng đĩa cứng), đây là một phương thuốc hữu hiệu có thể "hồi sinh" máy tính gặp sự cố. Chương trình này cung cấp dưới dạng tập tin ISO, nên bạn có thể sử dụng để tạo đĩa CD khởi động.

• Phải làm gì khi gặp lỗi màn hình xanh? Máy tính đang khởi động bỗng nhiên "treo cứng" và xuất hiện một màn hình xanh với thông báo đại loại như "STOP: 0x0000021a Fatal System Error", đây chính là lỗi "màn hình xanh chết chóc" (Blue Screen of Death – BSOD) thường gặp trong Windows. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về lỗi này cũng như cách khắc phục bằng cách tìm kiếm trên web từ một máy tính khác hay giải mã lỗi Stop Error (bao gồm 10 ký tự, được bắt đầu bằng số 0 và chữ x) tại website www.updatexp.com/stop-messages.html.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Windows tiến hành khởi động lại ngay khi lỗi màn hình xanh vừa xuất hiện? Có lẽ kỹ sư nào đó phát triển Windows XP nghĩ rằng để hệ thống tự khởi động lại mỗi khi bị "ngã quỵ” nhưng lại không lường đến tình huống sự cố xảy ra trong quá trình khởi động. Điều này có nghĩa là, với người dùng Windows, máy tính sẽ bước vào một vòng lặp vô tận của quá trình "ngã quỵ”, khởi động lại và tiếp tục "ngã quỵ”. Lúc này, bạn sẽ không bao giờ đọc được mã lỗi hay thông báo lỗi mà qua đó có thể giúp người dùng biết được chuyện tồi tệ gì đang xảy ra. May thay, có một cách dễ dàng khắc phục hiện tượng này được trình bày trong phần "Cấm BSOD khởi động lại".

MÁY TÍNH HOẠT ĐỘNG BẤT THƯỜNG

• Windows hay ứng dụng thường xuyên "ngã quỵ”? Bước đầu tiên bạn cần thực hiện là xác định xem trục trặc có thường xuyên xảy ra không và ghi nhận các hành vi làm hệ thống "gãy gánh". Hãy ghi lại trình tự các sự kiện và nội dung của bất kỳ thông báo hay hộp thoại cảnh báo lỗi nào, rồi tìm thông tin về chúng trực tiếp tại website của hãng sản xuất phần mềm hay thông qua các công cụ tìm kiếm web. Một bản sửa lỗi hay nâng cấp cho phần mềm này có khả năng giải quyết được vấn đề đang tồn tại.

Ngoài ra, tiện ích Event Viewer của Windows ghi lại rất chi tiết về nhiều hiện tượng "gãy gánh" của hệ thống và các ứng dụng khác. Nhấn phải chuột lên biểu tượng My Computer, chọn Manage.Expand Event Viewer trong khung cửa sổ bên trái và nhấn chuột vào mục Application (thông thường, tiện ích Event Viewer trong Windows XP ghi nhận 3 loại sự kiện: Application, Security và System). Hãy quan sát những ghi nhận mới nhất, nếu có sự kiện nào xuất hiện với biểu tượng có dấu X màu đỏ thì điều đó có nghĩa là Windows đang gặp một sự cố nghiêm trọng.

Nếu bạn nhấn đúp chuột vào ghi nhận này, một hộp thoại Event Properties với nhiều thông tin hơn sẽ xuất hiện, dù khó để hiểu hết ý nghĩa của chúng. Nếu bạn không thể giải mã chúng, hãy sử dụng cơ sở dữ liệu Event ID của Microsoft tại địa chỉ www.microsoft.com/technet/support/ee/ee_advanced.aspx, hoặc EventID.Net (www.eventid.net/search.asp) – nơi mà người dùng chép lên đó những kinh nghiệm và giải pháp tìm kiếm nguyên nhân gây lỗi. Với phí dịch vụ 9 USD/ 3 tháng, bạn có thể truy cập một cách chi tiết toàn bộ giải pháp và thông tin hữu ích. 

• Phần mềm dở chứng? Nếu phát hiện ra trang chủ (homepage) trong trình duyệt bị thay đổi, các cửa sổ quảng cáo tự động xuất hiện hay các biểu tượng xuất hiện "lộn xộn" trên màn hình nền của Windows thì gần như chắc chắn máy tính của bạn đã bị nhiễm virus hay phần mềm gián điệp (spyware). Trong trường hợp này, việc chẩn đoán cũng chính là sửa chữa.

Trước tiên, hãy tiến hành quét virus cho máy tính. Nếu chưa cài bất kỳ chương trình phòng chống virus nào, bạn có thể sử dụng dịch vụ quét virus trực tuyến miễn phí Housecall của Trend Micro (http://housecall.trendmicro.com). Nếu bạn đã có chương trình quét virus nhưng muốn trang bị thêm công cụ phát hiện spyware miễn phí, hãy tải về tiện ích Microsoft Windows Defender (trước đây được biết với tên Microsoft Windows AntiSpyware).

• Thiết bị ngoại vi mất tác dụng? Nếu bạn đang gặp rắc rối với bàn phím và chuột không dây, hay các thiết bị nhập khác, trước hết hãy kiểm tra lại pin của chúng. Nếu đó là pin sạc, hãy để thiết bị này có chút ít thời gian để "khởi động" và rồi khởi động lại máy.

Nhưng phải làm sao nếu đó là thiết bị dùng dây hoặc pin vẫn tốt? Hãy sử dụng wizard hướng dẫn khắc phục sự cố của Windows: nhấn Start -> Control Panel (hay Start -> Control Panel -> Printers and Other Hardware với chế độ hiển thị Category), chọn Mouse hoặc Keyboard; kế đến, chọn thẻ Hardware và nhấn nút Troubleshoot. Ngoài ra, công cụ chẩn đoán DirectX có thể đánh giá tình trạng của thiết bị nhập: nhấn Start -> Run, gõ vào lệnh dxdiag và nhấn OK. Sau đó, chọn thẻ Input để xem kết quả kiểm tra tất cả thiết bị nhập được gắn vào hệ thống.

Nếu cả tiện ích trợ giúp của Windows và công cụ DirectX đều không thể đưa ra một giải pháp triệt để, bạn cần dùng một con chuột hay bàn phím chuẩn PS/2, sau đó đến website của hãng sản xuất để tải về trình điều khiển thiết bị mới nhất. 

• Máy tính phát nhạc trong im lặng? Hãy đảm bảo loa máy tính được cấp điện và nối dây tín hiệu một cách chắc chắn. Chạy tiện ích kiểm soát âm lượng Windows Volume Control (bằng cách chọn Start -> All Programs -> Accessories -> Entertainment -> Volume Control) và xác định các hộp thoại đánh dấu Mute có được chọn hay không, nếu có hãy bỏ những đánh dấu này. Nếu vấn đề cũng chưa được giải quyết? Hãy kiểm tra xem card âm thanh có được chọn đúng không (một số máy tính có nhiều thiết bị âm thanh). Trong cửa sổ Volume Control, chọn Options.Properties và đảm bảo mục được liệt kê trong trình đơn thả xuống Mixer Device chính là thiết bị âm thanh của bạn (bất kể đó là card rời hay tích hợp sẵn trên bo mạch chủ).

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét vài vấn đề sau: đầu nối của tai nghe và loa có được cắm đúng vị trí không? Cáp âm thanh có bị lỏng không? Nếu bạn nghe thấy âm thanh bị "ngắt quãng" khi lắc nhẹ đầu nối của tai nghe hay loa, thì đầu nối đó gần như đã hỏng. Nếu đầu cắm audio có thể thoải mái "lắc lư” khi bạn cắm vào hay tháo ra, thì có lẽ cổng âm thanh trong máy tính đã bị gãy và biện pháp duy nhất là thay card âm thanh khác (nếu đang dùng card âm thanh tích hợp, bạn phải kiểm tra xem có còn khe cắm trống nào trên bo mạch chủ hay không).

Nếu đã cài đặt phần cứng hay phần mềm ngay trước khi sự cố xảy ra, bạn cần phải nạp lại trình điều khiển thiết bị (driver) cho card âm thanh. Hãy tham khảo trên website của hãng sản xuất hay Windows Update trong mục Optional Hardware để tiến hành nâng cấp.

Nếu tất cả mọi cố gắng đều thất bại, bạn có thể thử sử dụng công cụ System Restore của Windows XP để đưa máy tính về lại trạng thái "khỏe mạnh" trước đó. Bạn chọn Start -> All Programs -> Accessories -> System Tools -> System Restore và chọn Restore my computer to an earlier time. Windows sẽ tự động tạo các cột mốc khôi phục (tối thiểu là mỗi ngày một lần), vì thế nếu System Restore làm việc (nhưng không phải lúc nào cũng thế!) thì bạn có thể giúp máy tính quay lại tình trạng hoạt động tốt của những ngày trước.

MÁY TÍNH CHẠY CHẬM
• Dường như Windows làm việc có phần uể oải? Tuổi tác không phải là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của một máy tính: có thể hệ thống đang "gánh vác" quá nhiều ứng dụng chạy ở chế độ nền. Các chương trình "lén lút" hay các tiến trình của Windows bao gồm các tiện ích in ấn và lập chỉ mục đĩa cứng sẽ "chén sạch" tài nguyên CPU và bộ nhớ chính. Chúng cũng có thể làm cho quá trình khởi động và tắt máy ngày càng "ì ạch" hơn. Tiện ích MSConfig (chọn Start.Run và gõ vào lệnh msconfig) sẽ liệt kê danh sách một số ứng dụng được nạp trong quá trình khởi động, tuy nhiên danh sách này chưa thật hoàn chỉnh. Thay vào đó, hãy sử dụng tiện ích miễn phí StartupList có khả năng liệt kê tất cả chương trình được khởi động cùng với Windows. Ngoài ra, tiện ích Autoruns của hãng Sysinternals không những có thể nhận dạng các ứng dụng tự khởi động mà còn có khả năng vô hiệu hóa chúng.

Để giành lại tài nguyên của hệ thống, hãy đóng, xóa hoặc giấu các applet trên khay hệ thống mà bạn không cần. Về vấn đề này, bạn nên tham khảo mục "Thanh lọc Desktop và menu" trong bài viết "Thuần phục Windows" (ID: A0410_92).
DỌN DẸP VÀ TĂNG TỐC TRÌNH ĐƠN NGỮ CẢNH
Hãy tiến hành quét Registry của Windows bằng công cụ ShellExView. Khi tiện ích này thực hiện xong, hãy sắp xếp danh sách có được theo dạng Type. Lần lượt, chọn một trình đơn ngữ cảnh trong danh sách và ấn phím <F7> để vô hiệu hóa chúng. Sau đó, hãy thu nhỏ tối đa (minimize) cửa sổ của chương trình này và nhấn phải chuột lên màn hình nền của Windows để xem trình đơn ngữ cảnh mở ra nhanh hơn không. Nếu chưa hài lòng, tiếp tục thực hiện công việc như trên cho các mục còn lại trong danh sách.

Ví dụ, với vài applet, bạn chỉ cần nhấn phải chuột lên biểu tượng trên khay hệ thống và chọn Options hay Properties. Sau đó, bỏ đánh dấu tương ứng với tùy chọn Place icon in the taskbar hay mục có ý nghĩa tương đương. Để xem danh sách tất cả chương trình đang chạy trên hệ thống, bạn nhấn chuột vào nhãn Processes trong tiện ích Task Manager. Tương ứng với mỗi chương trình là dung lượng bộ nhớ sử dụng, giá trị càng cao thì càng không tốt. Để ngưng một chương trình trong Task Manager, nhấn chuột lên tên chương trình đó và nhấn vào nút End Process. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là bạn không thể xác định được chương trình này có nhiệm vụ gì? Tiện ích miễn phí Quick Access InfoBar sẽ đặt một biểu tượng vào cạnh mỗi chương trình đang chạy trong Task Manager, bạn hãy nhấn chuột lên biểu tượng đó để biết đây là chương trình gì và có an toàn không nếu bạn tiến hành chấm dứt hoạt động của nó.

• Gặp rắc rối về đồ họa khi xem phim hoặc chơi game? Trước hết, hãy đảm bảo bạn đang sử dụng driver mới nhất cho card đồ họa. Việc làm tưởng chừng như đơn giản này thường sửa được nhiều trục trặc đối với card đồ họa. Bạn có thể tìm được các driver mới nhất tại website của nVidia hay ATI, và driver tại 2 website này thường mới hơn so với phiên bản được nhà sản xuất card đồ họa cung cấp. Tuy nhiên, card đồ họa trên máy tính xách tay là trường hợp ngoại lệ, bạn cần liên hệ với hãng sản xuất máy tính để được trợ giúp cụ thể.

Bạn cũng có thể thực hiện vài kiểm tra cơ bản thiết bị đồ họa bằng cách sử dụng tiện ích chẩn đoán DirectX. Tại nhãn Display (nhấn Start.Run, gõ vào lệnh dxdiag và nhấn OK), thực hiện cả kiểm tra DirectDraw và Direct3D để xác định có trục trặc gì về driver, hay có gì đó được cài đặt không chính xác không. Hãy để tất cả kiểm tra hoàn tất và tham khảo kết quả ở phần hộp thoại Notes bên dưới.

Nếu trục trặc vẫn "cứng đầu" tiếp diễn, hãy sử dụng Task Manager (ấn tổ hợp phím <Ctrl> - <Alt> - <Del>) để đóng tất cả chương trình và tác vụ chạy ở chế độ nền trước khi xem phim hay chơi game. Nếu biện pháp này có thể giải quyết được thì hãy nghĩ đến việc bổ sung bộ nhớ RAM cho máy tính. Tương tự, bạn nên sắp xếp lại các tập tin đang nằm "tứ tán" bằng cách thực hiện dồn (defrag) ổ đĩa cứng – cách này sẽ giúp việc xem các tập tin video dung lượng lớn mượt mà hơn. Để thực hiện dồn đĩa, bạn chọn Start -> All Programs -> Accessories -> System Tools -> Disk Defragmenter. Ngoài ra, bạn có thể thử nhiều kiểm tra khác như hướng dẫn tại địa chỉ http://www.pcworld.com/news/article/0,aid,115049,pg,9,findid,52594,00.asp.

• Trình đơn ngữ cảnh đáp ứng chậm? Hiện tượng này không phải do phần mềm độc hại (malware) gây ra, mà do tiện ích bổ sung Windows được viết quá tồi. Trình đơn ngữ cảnh là một dạng của tiện ích bổ sung (shell extension) cho Windows. Hãy sử dụng công cụ miễn phí NirSoft ShellExView để vô hiệu hóa tiện ích bổ sung cho Windows. Sau khi cấm những tiện ích tồi, trình đơn ngữ cảnh sẽ trở lại trạng thái nhanh nhẹn vốn có.

• Việc ghi đĩa CD/DVD diễn ra chậm hay dừng lại trước khi hoàn tất? Có lẽ, CPU đang gặp phải tình trạng quá tải. Trước khi tiến hành ghi đĩa, hãy mở tiện ích Task Manager và chọn thẻ Tab. Quan sát biểu đồ để xem mức độ sử dụng CPU có đạt mức 100% trong khi ghi đĩa hay không. Hãy thử đóng một số ứng dụng, như tiện ích phòng chống virus/spyware và công cụ lập chỉ mục tìm kiếm trên máy tính của Google, Yahoo hay các hãng khác. Nên nhớ khởi động lại tiện ích phòng chống virus ngay sau khi thực hiện ghi đĩa xong. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin về thủ thuật ghi đĩa cũng như định dạng video tại website Video-Help.com.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

5 kiến thức máy tính cần biết trước khi đi làm

Máy tính, các ứng dụng văn phòng và mạng Internet đã trở thành phần không thể thiếu của bất kì công việc nào hiện tại. Hiện tại, việc sử dụng máy tính cùng các tiện ích mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của bất kì công việc nào. Nếu bạn là một sinh viên sắp ra trường và có ý định đi làm thì những khả năng cơ bản nhất cần biết về tin học trước khi đi làm là gì? 1. Biết cách truy cập mạng, tìm kiếm Google và gửi Email 5 kiến thức máy tính cần biết trước khi đi làm 
1 Việc gửi Email và tìm kiếm bằng các công cụ như Bing, Google, Yahoo sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc. Đây có thể nói là điều cơ bản và đơn giản nhất với bất kì người sử dụng máy tính nào, tuy nhiên với một số công việc khi không có Internet bạn sẽ như... người rừng. Biết cách kết nối vào một mạng Wi-Fi, điền mật khẩu cũng như biết lúc nào "đứt mạng" sẽ là một yêu cầu bắt buộc nếu như bạn làm việc trong một môi trường có liên quan tới Internet. Việc gửi Email là phương pháp thay thế cho cách bạn kết nối với những người khác và tự tạo cho mình một phong cách riêng, đôi lúc gửi Email sẽ toàn diện hơn rất nhiều so với việc gọi điện thoại hoặc nhắn tin. 
 2. Backup dữ liệu 5 kiến thức máy tính cần biết trước khi đi làm 2 Backup dữ liệu sẽ giúp bạn bảo toàn được lượng công việc chưa hoàn thành hoặc những tài liệu cần lưu trữ. Thời điểm trước đây khi dịch vụ điện toán đám mây cùng các website hỗ trợ lưu trữ dữ liệu chưa xuất hiện, con người khá khổ sở khi mỗi lần muốn sao lưu dữ liệu phải copy chúng vào USB, ổ cứng sau đó mang đi khắp mọi nơi. Việc Backup dữ liệu quan trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều, thử tưởng tượng bạn được giao một khối lượng công việc rất lớn và phải hoàn thành trong thời gian ngắn, sẽ rất nguy hiểm nếu như chỉ lưu trữ dữ liệu trên máy tính hoặc trong USB, việc Backup chúng trên các dịch vụ điện toán đám mây sẽ giúp bạn có thể làm việc ở nhà và đồng thời đề phòng được tối đa trường hợp mất dữ liệu. Rất nhiều công cụ hỗ trợ để bạn làm điều này như iCloud, Google Drive, DropBox... 
 3. Chỉnh sửa ảnh cơ bản với Photoshop 5 kiến thức máy tính cần biết trước khi đi làm 3 Với thời đại số, biết Photoshop cũng tương đồng với biết một ngoại ngữ mới. Biết một chút ít Photoshop sẽ là lợi thế trong công việc, không những có thể trổ tài với đồng nghiệp trong những màn chỉnh sửa, cắt ảnh mà nó sẽ có lợi trong công việc của bạn khi mà ngày một nhiều công việc yêu cầu biết tới chút ít Photoshop từ làm báo, marketing cho tới những công việc phi lợi nhuận. Đơn giản như khi làm thuyết trình giới thiệu ý tưởng hoặc làm bản báo cáo thường niên, khả năng cắt ghép và chỉnh kích thước ảnh bằng Photoshop sẽ giúp công việc của bạn tiện lợi hơn rất nhiều. Tất nhiên, càng biết nhiều hơn thì công việc của bạn sẽ càng dễ dàng hơn.
 4. Thanh toán trực tuyến 5 kiến thức máy tính cần biết trước khi đi làm 4 Khả năng thanh toán trực tuyến sẽ giúp bạn tiện lợi hơn rất nhiều trong cuộc sống cũng như công việc. Trong thời đại số, việc thanh toán trực tuyến đã giúp ích cho con người trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đơn giản nhất là khi nhận lương, bạn muốn chuyển tiền về cho gia đình, sẽ tiện lợi hơn rất nhiều khi chỉ với một chiếc máy tính cùng tài khoản ngân hàng bạn có thể lập tức thực hiện giao dịch mà không cần phải tới ngân hàng với các thủ tục tốn thời gian. Ngoài ra sở hữu khả năng thanh toán trực tuyến cũng giúp bạn mua được nhiều món đồ rẻ hơn trên các website trợ giá, đặt được vé cho các chuyến bay, đi xem phim và rất rất nhiều thứ khác nữa. 
 5. Đổi định dạng file và biết về các ứng dụng văn phòng 5 kiến thức máy tính cần biết trước khi đi làm 5 Rất nhiều website hay ứng dụng hỗ trợ người dùng đổi định dạng các file khác nhau. Đôi lúc trong công việc, bạn sẽ cần nhiều hơn những định dạng như DOC (Microsoft Words) hay XLS (Microsoft Excel). Biết cách đổi định dạng từ DOC sang PDF, đổi định dạng ảnh khác nhau hoặc thậm chí là đổi đuôi của những đoạn video, file nhạc sẽ là lợi thế lớn của bạn trong công việc. Còn về các ứng dụng văn phòng như Words, Excel, Powerpoint... nó đã trở thành một thứ không thể thiếu với bất kì ai, đa phần trường học đều đã dạy bạn những kiến thức cơ bản về các công cụ này, bạn có thể nghiên cứu chúng chuyên sâu hơn để thuận lợi hơn trong công việc.

Kênh vỉa hè

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

CÁC HÌNH THỨC PHÁ HOẠI CỦA VIRUS TIN HỌC



Các bạn không lo lắng!sau khi đọc xong bài này các bạn thấy virut đơn giản và xử lý nhanh. Chúng ta không sợ vi rút làm hư máy. Chúng ta cài một số phần mềm quet vi rut free là xong!ok!bây giờ mời các bạn nghiên cứu

Ngày nay, thuật ngữ virus tin học đă trở nên quen thuộc với người sử dụng máy tính. Để bảo vệ dữ liệu khỏi sự tấn công của virus, nhiều biện pháp phòng chống được áp dụng . Đóng vai trò tích cực nhất trong lĩnh vực nàylà các phần mềm chống virus (Anti virus) . Tuy nhiên, nếu chỉ trang bị các phần mềm này mà không nắm được qui luật hoạt động của virus thì việc phòng chống sẽ không đạt hiệu quả cao. Trên thực tế đa số người dùng có thói quen chỉ sử dụng Anti Virus khi máy đă nhiễm, vì vậy các phần mềm này chỉ đơn thuận khắc phục những hậu quả của virus gây ra.Hơn nữa, một số Anti Virus còn đòi hỏi người dùng phải có những kiến thức khá tổng quát về hệ thống (cả kiến thức về virus tin học) để có thể khai thác đúng mức các tiện ích của phần mềm. Việc đánh giá các hình thức phá hoại của virus tin học sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khách quan hơn, phục vụ việc bảo vệ dữ liệu của mình tốt hơn. Trong bài viết này chúng ta chỉ quan tâm đến các hình thức, đối tượng phá hoại của virus mà không phân tích cách phân loại, hình thức lây nhiễm…, vốn đă được đề cập trên nhiều bài viết khác. Trong trường hợp cần thiết, các thông tin này có thể sẽ được nhắc lại một cách ngắn gọn.1. Các hình thức phá hoại của B- virusLây vào các mẫu tin khởi động (MTKĐ – bao gồm master boot của đĩa cứng, boot sector của đĩa cứng, và đĩa mềm), B – virus chỉ có thể được kích hoạt khi ta khởi động máy tính bằng đĩa nhiễm. Lúc này hệ thống chưa được một hệ điều hành (HĐH ) nào kiểm soát, do đó B – virus có thể khống chế hệ thống bằng cách chiếm ngắt của BIOS, chủ yếu là Int 13 ( phục vụ đĩa), Int 8 (đồng hồ). Nhờ đặc điểm này mà nó có khả năng lây trên mọi HĐH. Nếu một B- virus được thiết kế nhằm mục đích phá hoại thì đối tượng chính của chúng là đĩa và các thành phần của đĩa. Để mở rộng tầm hoạt động, một số loại còn có khả năng tấn công lên file khi quá trình khởi động của HĐH hoàn tất, nhưng đó chỉ là nhưng trường hợp ngoại lệ, có hành virus phá hoại giống như F- virus .Chúng ta sẽ xem xét từng thành phần chính của đĩa, bao gồm master boot, boot sector, bảng FAT, bảng Thư mục, Vùng dữ liệu…a. Master Boot Master Boot chỉ có mặt trên đĩa cứng, nằm tại sector 1, track 0, side 0. Ngoài đoạn mă tìm HĐH trên đĩa, master boot còn chứa Partition table. Đây là một bảng tham số nằm tại offset 1BEh, ghi nhận cấu trúc vật lý của đĩa cứng trong quá trình FDISK: đĩa được chia làm bao nhiều partition (ổ lý luận), địa chỉ bắt đầu và kết thúc mỗi partition, partition nào chứa hệ điều hành hoạt động… Các thông tin này rất quan trọng, hệ thống sẽ rối loạn hoặc không thể nhận dạng đĩa cứng nếu chúng bị sai lệch.Khi ghi vào master boot, virus thường giữ lại partition table. Do đó để diệt B – virus , ta chỉ cần cập nhật master boot. Có thẻ dùng lệnh FDISK/MBR cho mục đích nói trên. Lưu ý rằng lệnh này không cập nhật partition table, do đó nếu B – virus thực hiện mă hoá Partition ( khiến máy ” mất ” đĩa C khi khởi động từ A), ta phải lưu lại master boot ( có chứa Partition) sau khi FDISK.b. Boot Sector Giống như master boot, khi ghi vào boot sector, B – virus thường giữ lại bảng tham số ổ đĩa (BPB – BIOS Parameter Block). Bảng này nằm ở offset OBh của boot sector, chứa các thông số quan trọng như dấu hiệu nhận dạng loại đĩa, số bảng FAT, số sector dành cho bảng FAT, tổng số sector trên đĩa… Có thể phục hồi boot sector bằng lệnh SYS.COM của DOS. Một số virus phá hỏng BPB khiến cho hệ thống không đọc được đĩa trong môi trường sạch ( và lẹnh SYS cũng mất tác dụng). đối với đĩa mềm, việc phục hồi boot sector ( bao gồm BPB) khá đơn giản vì chỉ có vài loại đĩa mềm thông dụng (360KB,720KB,1.2MB, 1.44 MB), có thể lấy boot sector bất kỳ của một đĩa mềm cũng loại để khôi phục BPB mà không cần format lại toàn bộ đĩa. Tuy nhiên vấn đề trở nên phức tạp hơn trên đĩa cứng: BPB của đĩa được tạo ra trong quá trình FDISK dựa trên các tuỳ chọn của người dùng cũng như các tham số phục vụ cho việc phân chia đĩa. Trong một số trường hợp , phần mềm NĐ có thể phục hồi BPB cho đĩa cứng, nhưng do trước đó máy phải khởi động từ A ( vì BPB của đĩa cứng cũng đă hư, không khởi động được), nên việc quản lý các phần tiếp theo của đĩa sẽ gặp khó khăn. Tốt nhất nên lưu lại boot sector của đĩa cứng để có thể phục hồi chúng khi cần thiết.Một điều cần lưu ý là không nên lấy master boot ( hoặc boot sector) của đĩa này chép cho đĩa khác nếu như dung lượng của chúng khác nhau và không được phân hoạch cùng tham số.c. Bảng FAT (File Allocation Table) Được định vị mộtcách dễ dàng ngay sau boot sector, FAT là một “miếng mồi ngon” cho virus. Đây là bảng ghi nhận trật tự lưu trữ dữ liệu theo đơn vị liên cung (cluster) trên đĩa ở vùng dữ liệu của DOS. Nếu hỏng một trong các mắt xích của FAT, dữ liệu liên quan sẽ không truy nhập được. Vì tính chất quan trọng của nó, FAT luôn được DOS lưu trữ thêm một bảng dự phòng nằm kề bảng chính. Tuy nhiên các virus đủ sức định vị FAT2 khiến cho tính cẩn thận của DOS trở nên vô nghĩa. Mặt khác, một số DB-virus (Double B-virus) thường được chọn các secter cuối của FAT để lưu phần còn lại của progvi. Trong đa số trường hợp, người dùng thường cầu cứu các chương trình chữa đĩa, nhưng những Công ty này chỉ có thể định vị các liên cung thất lạc, phục hồi một phần FAT hỏng… chứ không thể khôi phục lại toàn bộ từ một bảng FAT chỉ chứa toàn “rác”. Hơn nữa thông tin trên đĩa luôn biến động, vì vậy không thể tạo ra một bảng FAT “dự phòng” trên đĩa mềm như đối với master boot secter được. Cách tốt nhất vẫn là sao lưu dự phòng tất cả dữ liệu quan trọng bằng các phương tiện lưu trữ tin cậy.d. Bảng Thư mục (Root directory) Ngay sau FAT2 là bảng Thư mục chứa các tên hiển thị trong lệnh DIR\, bao gồm nhăn đĩa, tên file, tên thư mục. Mỗi tên được tổ chức thành entry có độ dài 3 byte, chưa tên entry, phần mở trộng, thuộc tính, ngày giờ, địa chỉ lưu trữ, kích thước (nếu entry đặc tả tên file). Dưới một môi trường Windows95, kích thước của một entry có thể là bộ số của 32 byte dùng cho tên file quá dài.DOS quy định một thư mục sẽ kết thúc bằng một entry bắt đầy với giá trị 0. Vì vậy để vô hiện từng phần Root, virus chỉ cần đặt byte 0 tạimột entry nào đó. Nếu byte này được dặt ở đầu Root thì cả đĩa sẽ trống rỗng một cách thảm hại! Trường hợp DB_virus chọn các sector cuối của Root để lưu phần còn lại của progvi cũng gây hậu quả giống như trường hợp bảng FAT: nếu vùng này đă được DOS sử dụng, các entry trên đó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn.Vì số lượng các entry trên Root có hạn, DOS cho phép ta tạo thêm thư mục con để mở rộng các entry ra vùng dữ liệu. Chính vì thế nội dung của Root thường ít biến đọngdo chỉ chứa các file hệ thống như IO.SYSMSDOS.SYSCOMMAND.COMCONFIC.SYSAUTOEXEC.BAT, các tên thư mục nằm ở gốc… Do đó ta có thể tạo ra một bản Root dự phòng, với điều kiện sau đó khong thay đổi/ cập nhập bất cứ một entry nào. Điều này sẽ không cần thiết trên hệ thống có áp dụng các biện pháp sao lưu dữ liệu định kỳ.e.Vùng dữ liệu Đây là vùng chứa dữ liệu trên đĩa, chiếm tỷ lệ lớn nhất, nằm ngay sau Root. Ngoại trừ một số ít DB_virus sử dụng vài sector ở vùng này để chứa phần còn lại của progvi (xác xuát ghi đè lên file rất thấp), vùng dữ liệu được cọi như vùng có độ an toàn cao, tránh được sự “nhòm ngó” của B_virus. Chúng ta sẽ lợi dụng đặc điểm này để bảo vệ dữ liệu khỏi sự tấn công của B_virus (chủ yếu vào FAT và Root, hai thành phần không thẻ tạo bản sao dự phòng)Khi thực hiện quá trình phân chia đĩa bằng FDISK, đa số người dùng có thói quen khai báo toàn bộ đĩa cứng chỉ cho một partition duy nhất cũng chính là đĩa khởi động của hệ thống. Việc sử dụng một ổ đĩa luận lý (được DOS ghi nhận là ổ C) chỉ có cái lợi là sử dụng đơn giản, còn bất lợi lớn nhất là khi FAT, Root bị B_virus phá hỏng, toàn bộ dữ liệu trên đĩa sẽ mất theo. Mặt khác, khi dung lượng của đĩa quá lớn số lượng các sector trên một cluster do DOS quản lư sẽ tăng lên, khiến việc lưu trữ trên đĩa trở nên phung phí. Tại sao ra không sử dụng vùng dữ liệu của đĩa vật lư cho việc lưu trữ dữ liệu trên đĩa luận lý? Đó chính là vấn đề mấu chốt của giải pháp chia ổ dĩa vật lý thành nhiều ổ đĩa luận lý. Ví dụ ta chia đĩa cứng làm hai ổ luận lý C và D, ổ C (chứa boot sector của hệ điều hành) chỉ dùng để khởi động, các tiện ích, phần mềm có thể tự cài đặt một cách dễ dàng, riêng ổ D dùng chứa dữ liệu quan trọng. Khi FAT, Root của đĩa cứng bị B_virus tấn công, ta chỉ cần cài đặt lại các phần mềm trên C mà không sợ bị ảnh hưởng đến dữ liệu trên D. nếu đĩa cứng đủ lớn, ta nên chia chúng theo tỷ lệ 1:1 (hoặc 2:3) để nâng cao hiệu quả sử dụng. Với những đĩa cứng nhỏ, tỷ lệ này không đáp ứng được nhu cầu lưu trữ của các phần mềm lớn, do đó ta chỉ cần khai báo đĩa C với kích thước đủ cho hệ điều hành và các tiện ích cần thiết mà thôi. Lúc này tính kinh tế phải nhường chỗ cho sự an toàn.Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tương đối, vì nếu tồn tại một B_virus có khả năng tự định vị địa chỉ vật lý của partition thứ hai để phá hoại thì vấn đề sẽ không đơn giản chút nào.2.Các hình thức phá hoại của F-virusNếu như các B_virus có kảh năng lây nhiễm trên nhiều HĐH và chỉ khai thác các dịch vụ đĩa của ROM BIOS, thì F_virus chỉ lây trên một HĐH nhất định nhưng ngược lại chúng có thể khai thác rất nhiều dịch vụ nhập xuất của HĐH đó. Các F_virus dưới DOS chủ yếu khai thác dịch vụ truy nhập file bằng các hàm của ngắt 21h. Một số ít sử dụng thêm ngắt 13h (hình thức phá hoại giống như B_virus), do đó ta chỉ cần xem xét các trường hợp dùng ngắt 21h của F_virus.a.Lây vào file thi hànhĐặc điểm chung của F-virus là chúng phải đính progvi vào các tập tin thi hành dạng COM, EXE, DLL, OVL… Khi các tập tin này thi hnàh, F_Viru sẽ khống chế vùng nhớ và lây vào tập thi hành khác. Do đó kích thước của các tập tin nhiễm bao giờ cũng lớn hơn kích thước ban đầu. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để nhận dạng sự tồn tại của F_virus trên file thi hành. Để khắc phục nhược điểm này, một số F_virus giải quyết như sau:  -Tìm trên file các buffer đủ lớn để chèn progvi vào. Với cách này, virus chỉ có thể lây trên một số ít file. Để mở rộng tầm lây nhiễm, chúng phải tốn thêm giải thuật đính progvi vào file như các virus khác và kích thước file lại tăng lên!.  -Khống chế các hàm tìm, lấy kích thước file của DOS, gây nhễu bằng cách trả lại kích thước ban đầu. Cách này khá hiệu qủa, có thể che dấu sự có mặt của chúng trên file, nhưng hoàn toàn mất tác dụng nếu các tập tin nhiễm được kiêm tra kích thước trên hệ thống sạch (không có mặt virus trongvùng nhớ), hoặc bằng các phần mềm DiskLook như diskEdit PCTool…  -Lây trực tiếp vào cấu trúc thư mục của đĩa (đại diện cho loại này là virus Dir2/FAT). Cách này cho lại kích thước ban đầu rất tốt, kể cả môi trường sạch. Truy nhiên ta có thể dùng lệnh COPY để kiểm tra sự có mặt của loại virus này trên thư mục. Hơn nữa, sự ra đời của Windows95 đă cáo chung cho họ virrrus Dir2/FAT, vì với mục đích bảo vệ tên file dài hơn 13 ký tự, HĐH này không cho phép truy nhập trực tiếp vào cấu trúc thư mục của đĩa.Như vậy việc phát hiện F_virus trên file chỉ phụ thuộc vào việc giảm sát thường xuyên kích thước file. Để làm điều này, một số chương trình AntiVirus thường giữ lại kích thước ban đầu làm cơ sở đối chiếu cho các lần duyệt sau. Nhưng liệu kích thước được lưu có thực sự là “ban đầu” hay không? AntiVirus có đủ thông minh để khẳng định tính trong sạch của một tập tin bất kỳ hay không? Dễ dàng nhận thấy rằng các tập tin COM, EXE là đối tượng tấn công đầu tiên của F_virus. Các tạptin này chỉ có giá trị trên một hệ phần mềm nhất định mà người dùng bao giờ cũng lưu lại một bản dự phòng sạch. Vì vậy, nếu có đủ cơ sở để chắc chắn về sự gia tăng kích thước trên các tập tin thi hành thì biện pháp tốt nhất vẫn là khởi động lại máy bằng đĩa hệ thống lau sạch, sau đó tiến hành chép lại các tập thi hành từ bộ dự phòng.b.Nhiễm vào vùng nhớ.Khi lây vào các file thi hành, F_Virus phải bảo toàn tính logic của chủ thể. Do đó sau khi virus thực hiện còn các tác vụ thường trú. Việc thường trú của F-Virus chỉ làm sụp đổ hệ thống (là điều mà F_virus không mong đợi chút nào) khi chúng lây ra những xung đột về tính nhất quán của vùng nhớ, khai thác vùng nhớ không hợp lên, làm rối loạn các khối/trình điều khiển thiết bị hiện hành… Các sự cố này thường xảy ra đối với phần mềm đòi hỏi vùng nhớ phải tổ chức nghiêm ngặt, hoặc trên các HĐH đồ sộ như Windows 95. Thực tế cho thấy khi F_virus nhiễm vào các file DLL (Dynamic Link Librar- Thư viện liên kết động ) của Windows95, HĐH này không thể khởi động được. Trong những trường hợp tương tự, chúng ta thường tốn khá nhiều công sức (và tiền bạc) để cài đặt lại cả bộ Windows95 mà không đủ kien nhẫn tìm ra nguyên nhan hỏng hóc ở một vài XEX, DLL nào đó.Khi thường trú, F_virus luôn chiếm dụng một kho nhớ nhất định và khống chế các tác vụ nhập xuất của HĐH. Có thể dùng các trình quản lý bộ nhớ để phát hiện sự thay đổi kích thước vùng nhớ dành cho DOS. Thuật ngữ “diệt F_virus trong vùng nhớ” mà các AntiVirus thường trú sử dụng chỉ là tác vụ ngặn chặn các thủ tục lây nhiễm và phá hoại của virus chứ không thể trả lại cho DOS vùng nhớ đă bị chiếm cứ. Tốt nhất nên khởi động lại máy sau khi diệt F_virus trên file.Có một khám phá thú vị cho việc bảo vệ hệ thống khỏi sự lây nhiẽm của F_virus trong vùng nhớ là chạy các ứng dụng DOS (mà bạn không chắc chắn về sự trong sạch của chúng) dưới nền Windows95. Sau khi ứng dụng kết thúc, HĐh này sẽ giải phóng tất cả các trình thường trú cổ điển (kể cả các F_virus) nếu như chúng được sử dụng trong chương trình. Phương pháp này không cho F_virus thường trú sau Windows95, nhưng không ngăn cản chúng lây vào các file thi hành khác trong khi ứng dụng còn hoạt động.c.Phá hoại dữ liệuNgoài việc phá hoại đĩa bằng Int 13h như B_virus, F_virus thường dùng những chức năng về file của Int 21h để thay đổi nội dung các tập tin dữ liệu như văn bản, chương trình nguồn, bảng tính, tập tin cơ sở dữ liệu, tập tin nhị phân… Thông thường virus sẽ ghi “rác” vào file, các dòng thông báo đại loại “File was destroyed by virus…” hoặc xoá hẳn file. Đôi khi đối tượng phá hoại của chúng là các phần mềm chống virus đang thinh hành. Vì file bị ghi đè (ovrwrite) nên ta không thể phục hồi được dữ liệu về tình trạng ban đầu. Biện pháp tốt nhất có thể làm trong trường hợp này là ngưng ngay các tác vụ truy nhập file, thoát khỏi chương trình hiện hành, và diệt virus đang thường trú trong vùng nhớ.3.Các hình thức phá hoại của Macro virusThuật ngữ “Macro virus” dùng để chỉ các chương trình sử dụng lệnh macro của Microsoft Word hoặc Microsoft Excel. Khác với F_virus truyền thống chuyên bám vào các file thi hành Macro virus bám vào các tập tin văn bản.DOC và bảng tính.XLS. Kh các tập tin này được Microsoft Word (hoặc Microsoft Excel) mở ra, macro sẽ được kích hoạt, tạm trú vào NORMAL.DOT, rồi lây vào tập DOC, XLS khác. Đây là một hình thức lây mới, tiền thân của chúng là macro Concept. Tuy ban đầu Concept rất “hiền” nhưng do nó không che dấu kỹ thuật lây này nên nhiều hacker khác dễ dàng nằm được giải thuật hình thành một lực lượng virus “hậu Concept” đông đúc và hung hãn.Mối nguy hiểm của loại virus này thật không lường: chúng lợi dụng nhu cầu trao đổi dữ liệu (dưới dạng văn bản, hợp đồng, biên bản, chứng từ…) trong thời đại bùng nổ thông tin để thực hiện hành vi phá hoại. Có trường hợp một văn bản thông báo của Công ty X được gửi lên mang lại chứa macro virus. Dù chỉ là sự vô tình nhưng cũng gây nhiều phiền hà, chứng tỏ tính phổ biến và nguy hại của loại virus “hậu sinh khả uư” này. Các hacker biết rằng khi nhận một văn bản, để công việc tiến hành nhanh chóng, nhân viên máy tính thường mở ra và thao tác ngay, đây chính là thời điểm macro virus ra tay: hiện thị các dòng văn bản lạ, thay đổi Tool bar, hộp thoại của WinWWord, không cho lưu tập tin… Không dựng lại ở mức “đùa cho vui”, một số macro virus còn thực hiện các lệnh xoá file sau một số lần kích hoạt, thậm chí xoá hẳn đĩa cứng…Đặc biệt, một biến thể của macro virus có hình thức phá hoại bằng “bom thư tin học” vừa được phát hiện trong thời gian gần đây. Tên “khủng bố” gửi đến địa chỉ “‘nạn nhân” một bức thư dưới dạng tập tin.DOC. Người nhận sẽ gọi WinWord để xem,. thế là toàn bộ đĩa cứng sẽ bị tiêu diệt trong nháy mắt!!! Hậu quả sau đó đã rõ, mọi công trình trên đĩa cứng của nhà nghiêm cứu đều tan thành mây khói, hoặc với nhân viên máy tính thì quyết định thôi việc coi như cầm chắc trong tay..Tuy vùng sử dụng macro của Microsoft Word để thực hiện hành vi xấu những hình thức phá hoại của loại này khác với virus. Virus chỉ phá hoại dữ liệu của máy tính một cách ngẫu nhiên , tại những địa chỉ không xác định. “Bom thư tin học” nhằm vào những địa chỉ cụ thể, những cơ sở dữ liệu mà chúng biết chắc là có giá. Cũng không loại trừ khả năng chung mai danh một người nào đó để thực hiện âm mưu với dụng ý “một mũi tên trúng hai mục tiêu”. Chúng ta phải tăng cường cảnh giác.Đề phòng chống loại virus macro này, khi sử dụng một tập tin .DOC, .XLS bạn phải chắc chắc rằng chúng không chứa bất kỳ một macro lạ nào (ngoài các macro do chính bạn rạo ra). Ngoại trừ hình thức phá hoại kiểu “bom thư”, macro virus thường đếm số lần kích hoạt mới thực hiện phá hoại (để chúng có thời gian lây). Vì vậy khi mở tập tin, bạn hăy chọn menu Tool/Macro (của WinWord) để xem trong văn bản có macro lạ hay không (kể cả các macro không có tên). Nếu có, đừng ngần ngại xoá chúng ngay. Sau đó thoát khỏi WinWword, xoá luôn tập tin NORMAL.DOT. Một số Macro virus có khả năng mã hoá progvi, che dấu menu Tool/Macro của WinWord, hoặc không cho xoá macro…, đío là những dấu hiệu chắc chắn dể tin rằng các macro virus đang rình rập xoá dữ liệu của bạn. Hăy cô lập ngay tập tin này và gửi chúng đến địa chỉ liên lạc của các Antivirus mà bạn tin tưởng.Virus tin học là sản phẩm do con người tạo ra, vì vậy khó có thể liệt kê hết cả những hành virus và hình thức phá hoại của chúng cũng như không thể dự đoán về kết cục của “cuộc chiến” này. Không ai quí dữ liệu của bạn hơn chính bạn. Hăy tự bảo vệ mình trước khi tìm được “thuốc” chặn đứng sự tấn công của virus tin học, bạn sẽ thấy tự tin và thoải mái hơn trong công việc.

Gỡ tiện ích, add ons (Extension) trên trình duyệt Google Chrome

Add-Ons (Extension) trên trình duyệt Google Chrome là các ứng dụng mà người dùng cài đặt lên trình duyệt, nó giúp ích cho rất nhiều cho trình duyệt đó. Tuy nhiên cũng có nhiều Add-Ons làm cho trình duyệt chạy ì ạch, bạn cần phải biết cái nào làm lợi cho trình duyệt cái nào làm ảnh hưởng đến trình duyệt để từ đó lên phương án gỡ chúng ra.

GỠ BỎ ADD-ON 
Bước 1: Đầu tiên bạn mở trình duyệt Google Chrome ra, sau đó click vào biểu tượng ở phía trên góc bên phải màn hình rồi chọn Tools tiếp đến Click Extensions
Bước 2: Tại cửa sổ Extensions của Google Chrom sẽ hiển thị ra tất cả các Add-Ons có trên Chrome, bạn chỉ cần lựa chọn những Add-Ons bào cần gỡ bỏ sau đó click vào biểu tượng thùng rác bên tay phải của Add-Ons đó để Remove chúng đi.
Bước 3: Sau đó sẽ có một thông báo để xác nhận việc gỡ bỏ Add-Ons đó, bạn chỉ cần Click Remove để đồng ý, nếu không bạn có thể Click Cancel
Như vậy là bạn đã gỡ bỏ thành công Extensions (Add-Ons) trên Google Chrome.
CÀI ĐẶT ADD-ON 
Bước 1: Mở Menu Setting

Bước 2: Tại thẻ Extensions bạn click Get more extensions

Bước 3: Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm sau khi xách định được Add-on cần cài, clik "Free" để cài đặt
Trong khuôn khổ bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn các bạn các bước để gỡ bỏ Add-ons trên trình duyệt Google Chrome, nhờ đó bạn có thể sử dụng trình duyệt hiệu quả. Ngoài ra bạn nên bật tính năng cập nhật Google Chrome để update các phiên bản mới nhất cho trình duyệt giúp lướt web an toàn và hiệu quả với các tính năng được nâng cấp và sửa lỗi so với các phiên bản cũ.
http://thuthuat.taimienphi.vn/go-bo-add-ons-tren-chrome-1200n.aspx 
Sử dụng Chrome bạn cũng nên cài SBRO Safe Browsing để chặn quảng cáo pop up làm phiền nhé, SBRO Safe Browsing hỗ trợ phát hiện và ngăn chặn kịp thời các phần mềm quảng cáo độc hại trên trình duyệt web Google Chrome hay Cốc Cốc